Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Cây bướm bạc

1/Đặc điểm và phân bố:
Bướm bạc còn gọi là cây bươm bướm, hoa bướm, ngọc diệp kim hoa…, có tên khoa học Mussaenda pubescens Ait. f., thuộc họ cà phê - Rubiaceae. Bướm bạc loài cây nhỏ mọc trườn, cao 1-2m, phân nhiều cành. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Trong số 5 lá đài màu xanh có một lá đài có màu trắng, mềm, gân nổi rõ, có cuống dài là nét đặc trưng của cây bướm bạc. Hoa màu vàng mọc ở đầu cành. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen. Bộ phận dùng: hoa, rễ, cành lá.

2/Công dụng:
Sau đây là một số bài thuốc từ cây bướm bạc:Theo Đông y, bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hòa lý, lương huyết, tiêu viêm. Các thầy thuốc thường dùng trị cảm mạo, ho, bạch đới, tê thấp, sổ mũi, say nắng; viêm khí quản, sưng amidan, viêm hầu họng; viêm thận phù thũng, viêm ruột ỉa chảy; chảy máu tử cung; rắn cắn; viêm mủ da; trị thấp chẩn ngoài da, giải độc lá ngón, dùng nước sắc bướm bạc rửa vết lở loét. Liều dùng 15-30g dược liệu khô hoặc 30-60g tươi.
- Chữa sổ mũi, say nắng: Thân bướm bạc 12g, lá ngũ trảo 10g, bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi để uống.
- Chữa kiết lỵ do nhiễm nắng nóng lâu ngày: Bướm bạc 40 - 80g sắc uống.
- Chữa tử cung xuất huyết: Rễ tươi bướm bạc 15g sắc uống hoặc nhai nuốt nước.
- Chữa trúng độc thức ăn: Lá bướm bạc tươi giã vắt nước uống.
- Chữa đau nhức các khớp tay chân do thấp nhiệt, khí hư bạch đới: Rễ bướm bạc 12 - 20g, lá lốt 10 - 12g, cỏ xước 10 - 12g, cành dâu 12 - 16g, mã đề 8g. Nấu với 650ml nước, sắc còn 400ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn; uống trong 7 ngày.      
- Chữa lao nhiệt, nóng âm ỉ trong xương: Rễ bướm bạc 1 nắm sắc uống.
- Chữa mụt nhọt lở loét: Dùng 1 nắm lá bướm bạc (tươi) giã với ít muối đắp chỗ đau.
- Chữa ho, viêm họng đỏ hoặc viêm amidan cấp: Lá và thân bướm bạc 150g/ngày, sắc uống trong 3 ngày.
- Chữa đi tiểu khó, tiểu ít, ho khan do nhiệt: Hoa bướm bạc 12 - 20g, mã đề 10g, rễ cỏ tranh 10g, cành, lá kim ngân hoa 12g. Nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml thuốc, chia 2 lần uống trước bữa ăn; uống từ 5 - 7 ngày.
- Chữa say nắng: Bướm bạc 70-100g, nấu nước uống như trà.
Lưu ý: Bướm bạc có nhiều công dụng, tuy nhiên phụ nữ có thai và trẻ em (dưới 10 tuổi) không được dùng. (DS. Mỹ Nữ)
         -Rễ cây bướm bạc: Khu phong cũng nổi
          Tánh đắng bình lại nhuận điều kinh
          Trừ thấp tê mỏi gối không sinh
          Tiêu tích tụ có thai kỳ thị

          (H.T Thích Từ Huệ)

Cây Khế


1/ Đặc điểm và phân bố:



Khế là một loài cây thuộc họ Oxalidaceae, có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Cây khế cũng được trồng tạiGhanaBrasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii.

2/Miêu tả:

Cây khế có lá kép dài đến 50 cm. Hoa khế màu tím, xuất hiện hoặc tại nách lá, hoặc tại đầu cành. Cây khế có nhiều cành, cao đến khoảng 5 m. Khác với nhiều cây nhiệt đới khác, cây khế không cần nhiều nắng. Màu vàng hoặc xanh, có 5 múi (cho nên lát cắt ngang của quả có hình ngôi sao). Quả khế giòn, có vị chua ngọt, hao hao giống vị của quả lê dứa. Các hạt nhỏ, màu nâu. Có hai giống là khế chua và khế ngọt. Khế chua thường có múi nhỏ, còn khế ngọt thường có múi to và mọng hơn. Quả khi còn non có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng.

3/Công dụng:


Ở Ấn Độ, quả khế được ăn để cầm máu và giảm trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt. Ở Brasil, người ta dùng khế làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu ít. Nước sắc cành lá mang quả trị lở ngứa do sơn ăn (nếu để nhựa mủ của cây sơn - Rhus verniciflua dính da sẽ gây lở loét da). Hột khế giã nát sắc uống có tính lợi sữa, điều kinh, giải độc. Bột hột khế khô có tính an thần nhẹ.
Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo). Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 – 1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300 – 500 mg axít oxalic, 300 – 430 mg axít tartric, 140 – 220 mg axít succinic, 100 – 130 mg axít citric... Khế ít chua chứa 4 – 70 mg axít oxalic.
*(theo wikipedia.org)
-Rễ khế: Đắng kỵ thai nhuận huyết
 Vị mát tiêu tích tụ vậy thì
 Hoặc huyết khô kém mất kinh kỳ
 Trục huyết ứ tứ chi mãnh mẽ.

  (H.T Thích Từ Huệ)







Cây Bần



1/Đặc điểm và phân bố:


Chi Bần (danh pháp khoa họcSonneratia) là một chi của thực vật có hoa trong họ Bằng lăng (Lythraceae). Trước đây Sonneratia được đặt trong họ Bần (Sonneratiaceae), bao gồm cả Sonneratia và chi Phay (Duabanga), nhưng hiện nay hai chi này được đặt trong các phân họ chứa chính chúng của họ Bằng lăng. Tên khoa học của chi này còn là Blatti do James Edward Smith đặt, nhưng Sonneratia có độ ưu tiên cao hơn. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là bần. Chúng là các loài cây thân gỗ sinh sống trong các cánh rừng tràm đước ven biển. Chúng sử dụng bộ lọc ở rễ để đào thải muối.
Đây là loài thực vật ngập mặn, cây thân gỗ có thể cao đến 20m và có đường kính đến 50 cm. Chúng phát triển trên các bãi triều bùn từ châu Phi đếnIndonesia, về phía nam đến đông bắc Úc và Nouvelle-Calédonie và về phía bắc đển đảo Hải Nam và Philippines.
Loài này sống chủ yếu ở phần trên của cửa sông (không nằm gần cửa sông). Trong vùng gian triều dưới. Trong các cánh rừng tràm đước ven biển. Nó có thể chịu măn đến tối đa 35 ppt dùng bộ lọc ở rể để đào thải muối , tuy nhiên chúng tập trung chủ yếu ở những vùng có độ măn thấp hơn, nhiều bùn, có nước ngọt chuyển động.

2/Thành phần hóa học:

Trái cho 11% pectin (ZMB). Gỗ cho 52,7% brown pulp (8.5% lignin, 17.6% pentosan). Emodin và axit chrysophanic có thể là chất có màu trong thuốc thô.[4][5] Vỏ cây lấy ở châu Phi cho 17,1% tanin, của lớp pyrogallol. Thân cây ở Ấn Độ cho 9–17%, vỏ cành cây cho 11-12%. Gỗ có hai màu cơ bản, archin (C15H10O5) và archinin (C15H14O12).[4][6]

3/Trong văn hóa:

Trái của chúng là biểu tượng của văn hóa dân gian MaldivesKulhlhavah Falhu Rani.[7]

4/Sử dụng:

Lá và trái có thể được dùng làm thức ăn ở một số khu vực.  Ở Việt Nam, rễ thở của chúng được dùng làm nút chai, trong dân gian rễ này còn được gọi là "cặc bần".
Vỏ chứa nhiều tanin có thể dùng cho thuộc da.
*(theo wikipedia.org)
  -Rễ bần già: là hơi mặn
   Ích thận hay lợi cả gân xương.
   Thông điều kinh huyết xấu được cường
   Nguyệt kỳ đúng ăn ngon ngủ kỹ.

  (H.T Thích Từ Huệ)

Cây Gừa


1/ Nguồn gốc, mô tả:
Cây Gừa, còn gọi là Si quả nhỏ, tên khoa học là Ficus microcarpa L.f., họ Dâu tằm (Moraceae). Đây là cây gỗ, cao 15-20m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi tiếp đất, các rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất làm cho cây thêm vững chắc. Lá mọc so le, dày láng, dài 10-15cm, rộng 5-6cm, chóp nhọn hoặc tròn, cuống lá dài 1,5-3,5cm; lá kèm có lông trắng lúc non. Quả loại sung ở nách lá, đường kính khoảng 1cm, không cuống, khi chín màu vàng có sọc đỏ. Mùa hoa quả tháng 5-6. 
Loài gừa có nguồn gốc ở Đông Nam Châu Á, từ Ấn ĐộLàoCampuchiaXri LankaMalaysia, đến Indonesia. Ở Việt Nam, cây này thường gặp mọc hoang ở vùng có thủy triều, mọc dựa bờ sông suối, kênh rạch. Cây cũng được trồng ở Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Sông Bé, Bà Rịa-Vũng Tàu… và trồng trong chậu làm cây cảnh.

Đây là loài có thân gỗ, cao 15-20 m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi tiếp đất, các rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất làm cho cây thêm vững chắc.
Lá mọc so le, dày láng, dài 10-15 cm, rộng 5–6 cm, chóp nhọn hoặc tròn, cuống lá dài 1,5-3,5 cm; lá kèm có lông trắng lúc non. Quả loại sung ở nách lá, đường kính khoảng 1 cm, không cuống, khi chín màu vàng có sọc đỏ. Mùa hoa quả tháng 5 – 6 hàng năm.
*(theo wikipedia.org)
2/Công dụng làm thuốc:
Cây Gừa còn được dùng làm thuốc. Theo Đông y, nó có vị hơi đắng và se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt,
 tiêu viêm, làm ra mồ hôi và lợi tiểu.  Thu hái lá và rễ phụ quanh năm, rửa sạch, chặt nhỏ rồi phơi khô để dùng dần. Theo Đông y Việt Nam, nó có vị hơi đắng và se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm ra mồ hôi và lợi tiểu. Rễ phụ dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amydan, đau nhức khớp xương, chấn thương do đòn ngã.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), dùng gừa trị viêm phế quản, phong thấp, sởi không mọc, gãy xương. Ngày dùng 15-30 g, dạng thuốc sắc.
  - Lá dùng chữa cúm, viêm khí quản, ho gà, sốt rét, viêm ruột cấp, lỵ. Ngày dùng 10-12 g, dạng thuốc sắc.
  - Rễ nhỏ Gừa: mát mà tiêu thũng,
    Bổ huyết tinh hòa tỳ vị.
    Hay tân ích thận khỏi suy
    Thông tiểu biền đau lưng cũng đặng.

    (H.T Thích Từ Huệ)
3/Một số bài thuốc có cây gừa:

    - 1. Dự phòng cúm: Lá gừa, lá bạch đàn, đều 30g, sắc uống. 
    - 2. Viêm ruột cấp, lỵ: Lá gừa tươi 500g, sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày.
    - 3. Viêm khí quản mạn: Lá gừa tươi 75g, vỏ quýt 18g, sắc nước, chia 3 lần uống sáng, trưa, chiều. Liên tục trong 10 ngày.