Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Cây Khế


1/ Đặc điểm và phân bố:



Khế là một loài cây thuộc họ Oxalidaceae, có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Cây khế cũng được trồng tạiGhanaBrasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii.

2/Miêu tả:

Cây khế có lá kép dài đến 50 cm. Hoa khế màu tím, xuất hiện hoặc tại nách lá, hoặc tại đầu cành. Cây khế có nhiều cành, cao đến khoảng 5 m. Khác với nhiều cây nhiệt đới khác, cây khế không cần nhiều nắng. Màu vàng hoặc xanh, có 5 múi (cho nên lát cắt ngang của quả có hình ngôi sao). Quả khế giòn, có vị chua ngọt, hao hao giống vị của quả lê dứa. Các hạt nhỏ, màu nâu. Có hai giống là khế chua và khế ngọt. Khế chua thường có múi nhỏ, còn khế ngọt thường có múi to và mọng hơn. Quả khi còn non có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng.

3/Công dụng:


Ở Ấn Độ, quả khế được ăn để cầm máu và giảm trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt. Ở Brasil, người ta dùng khế làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu ít. Nước sắc cành lá mang quả trị lở ngứa do sơn ăn (nếu để nhựa mủ của cây sơn - Rhus verniciflua dính da sẽ gây lở loét da). Hột khế giã nát sắc uống có tính lợi sữa, điều kinh, giải độc. Bột hột khế khô có tính an thần nhẹ.
Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo). Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 – 1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300 – 500 mg axít oxalic, 300 – 430 mg axít tartric, 140 – 220 mg axít succinic, 100 – 130 mg axít citric... Khế ít chua chứa 4 – 70 mg axít oxalic.
*(theo wikipedia.org)
-Rễ khế: Đắng kỵ thai nhuận huyết
 Vị mát tiêu tích tụ vậy thì
 Hoặc huyết khô kém mất kinh kỳ
 Trục huyết ứ tứ chi mãnh mẽ.

  (H.T Thích Từ Huệ)







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét