Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Cây Bần



1/Đặc điểm và phân bố:


Chi Bần (danh pháp khoa họcSonneratia) là một chi của thực vật có hoa trong họ Bằng lăng (Lythraceae). Trước đây Sonneratia được đặt trong họ Bần (Sonneratiaceae), bao gồm cả Sonneratia và chi Phay (Duabanga), nhưng hiện nay hai chi này được đặt trong các phân họ chứa chính chúng của họ Bằng lăng. Tên khoa học của chi này còn là Blatti do James Edward Smith đặt, nhưng Sonneratia có độ ưu tiên cao hơn. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là bần. Chúng là các loài cây thân gỗ sinh sống trong các cánh rừng tràm đước ven biển. Chúng sử dụng bộ lọc ở rễ để đào thải muối.
Đây là loài thực vật ngập mặn, cây thân gỗ có thể cao đến 20m và có đường kính đến 50 cm. Chúng phát triển trên các bãi triều bùn từ châu Phi đếnIndonesia, về phía nam đến đông bắc Úc và Nouvelle-Calédonie và về phía bắc đển đảo Hải Nam và Philippines.
Loài này sống chủ yếu ở phần trên của cửa sông (không nằm gần cửa sông). Trong vùng gian triều dưới. Trong các cánh rừng tràm đước ven biển. Nó có thể chịu măn đến tối đa 35 ppt dùng bộ lọc ở rể để đào thải muối , tuy nhiên chúng tập trung chủ yếu ở những vùng có độ măn thấp hơn, nhiều bùn, có nước ngọt chuyển động.

2/Thành phần hóa học:

Trái cho 11% pectin (ZMB). Gỗ cho 52,7% brown pulp (8.5% lignin, 17.6% pentosan). Emodin và axit chrysophanic có thể là chất có màu trong thuốc thô.[4][5] Vỏ cây lấy ở châu Phi cho 17,1% tanin, của lớp pyrogallol. Thân cây ở Ấn Độ cho 9–17%, vỏ cành cây cho 11-12%. Gỗ có hai màu cơ bản, archin (C15H10O5) và archinin (C15H14O12).[4][6]

3/Trong văn hóa:

Trái của chúng là biểu tượng của văn hóa dân gian MaldivesKulhlhavah Falhu Rani.[7]

4/Sử dụng:

Lá và trái có thể được dùng làm thức ăn ở một số khu vực.  Ở Việt Nam, rễ thở của chúng được dùng làm nút chai, trong dân gian rễ này còn được gọi là "cặc bần".
Vỏ chứa nhiều tanin có thể dùng cho thuộc da.
*(theo wikipedia.org)
  -Rễ bần già: là hơi mặn
   Ích thận hay lợi cả gân xương.
   Thông điều kinh huyết xấu được cường
   Nguyệt kỳ đúng ăn ngon ngủ kỹ.

  (H.T Thích Từ Huệ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét