1/ Nguồn gốc, mô tả:
Cây Gừa, còn gọi là Si quả nhỏ, tên khoa học là Ficus microcarpa L.f., họ Dâu tằm (Moraceae). Đây là cây gỗ, cao 15-20m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi tiếp đất, các rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất làm cho cây thêm vững chắc. Lá mọc so le, dày láng, dài 10-15cm, rộng 5-6cm, chóp nhọn hoặc tròn, cuống lá dài 1,5-3,5cm; lá kèm có lông trắng lúc non. Quả loại sung ở nách lá, đường kính khoảng 1cm, không cuống, khi chín màu vàng có sọc đỏ. Mùa hoa quả tháng 5-6.
Loài gừa có nguồn gốc ở Đông Nam Châu Á, từ Ấn Độ, Lào, Campuchia, Xri Lanka, Malaysia, đến Indonesia. Ở Việt Nam, cây này thường gặp mọc hoang ở vùng có thủy triều, mọc dựa bờ sông suối, kênh rạch. Cây cũng được trồng ở Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Sông Bé, Bà Rịa-Vũng Tàu… và trồng trong chậu làm cây cảnh.
Đây là loài có thân gỗ, cao 15-20 m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi tiếp đất, các rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất làm cho cây thêm vững chắc.
Lá mọc so le, dày láng, dài 10-15 cm, rộng 5–6 cm, chóp nhọn hoặc tròn, cuống lá dài 1,5-3,5 cm; lá kèm có lông trắng lúc non. Quả loại sung ở nách lá, đường kính khoảng 1 cm, không cuống, khi chín màu vàng có sọc đỏ. Mùa hoa quả tháng 5 – 6 hàng năm.
*(theo wikipedia.org)
2/Công dụng làm thuốc:
Cây Gừa còn được dùng làm thuốc. Theo Đông y, nó có vị hơi đắng và se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt,
tiêu viêm, làm ra mồ hôi và lợi tiểu. Thu hái lá và rễ phụ quanh năm, rửa sạch, chặt nhỏ rồi phơi khô để dùng dần. Theo Đông y Việt Nam, nó có vị hơi đắng và se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm ra mồ hôi và lợi tiểu. Rễ phụ dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amydan, đau nhức khớp xương, chấn thương do đòn ngã.
tiêu viêm, làm ra mồ hôi và lợi tiểu. Thu hái lá và rễ phụ quanh năm, rửa sạch, chặt nhỏ rồi phơi khô để dùng dần. Theo Đông y Việt Nam, nó có vị hơi đắng và se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm ra mồ hôi và lợi tiểu. Rễ phụ dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amydan, đau nhức khớp xương, chấn thương do đòn ngã.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), dùng gừa trị viêm phế quản, phong thấp, sởi không mọc, gãy xương. Ngày dùng 15-30 g, dạng thuốc sắc.
- Lá dùng chữa cúm, viêm khí quản, ho gà, sốt rét, viêm ruột cấp, lỵ. Ngày dùng 10-12 g, dạng thuốc sắc.
- Rễ nhỏ Gừa: mát mà tiêu thũng,
Bổ huyết tinh hòa tỳ vị.
Hay tân ích thận khỏi suy
Thông tiểu biền đau lưng cũng đặng.
(H.T Thích Từ Huệ)
(H.T Thích Từ Huệ)
3/Một số bài thuốc có cây gừa:
- 1. Dự phòng cúm: Lá gừa, lá bạch đàn, đều 30g, sắc uống.
- 2. Viêm ruột cấp, lỵ: Lá gừa tươi 500g, sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày.
- 3. Viêm khí quản mạn: Lá gừa tươi 75g, vỏ quýt 18g, sắc nước, chia 3 lần uống sáng, trưa, chiều. Liên tục trong 10 ngày.
rể gừa(nhỏ gừa )tác dụng ích thận sanh tinh,bổ huyết và lợi sữa.
Trả lờiXóa